Mức đóng BHXH 2023

5/5 - (1 bình chọn)

Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT; Mức lương tối thiểu đóng BHXH; Tiền lương đóng BHXH tối đa hiện đang được áp dụng là bao nhiều? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT với người lao động Việt Nam

Mức đóng BHXH bắt buộc 2023, mức đóng BHTN 2023, mức đóng BHYT 2023 với người lao động Việt Nam như sau:

Người sử dụng lao độngNgười lao động
BHXHBHTNBHYTBHXHBHTNBHYT
HTÔĐ-TSTNLĐ-BNNHTÔĐ-TSTNLĐ-BNN
14%3%0,5%1%3%8%1%1.5%
21,5%10.5%
Tổng cộng 32%

Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).

2. Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT với người lao động nước ngoài

Mức đóng BHXH bắt buộc 2023, mức đóng BHTN 2023, mức đóng BHYT 2023 với người lao động nước ngoài như sau:

Người sử dụng lao độngNgười lao động
BHXHBHTNBHYTBHXHBHTNBHYT
HTÔĐ-TSTNLĐ-BNNHTÔĐ-TSTNLĐ-BNN
14%3%0,5%3%8%1.5%
20,5%9.5%
Tổng cộng 30%

Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).

3. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT

* Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Riêng đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT là mức lương cơ sở.

* Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT bao gồm:

– Mức lương: Mức lương theo công việc hoặc theo chức danh.

– Phụ cấp lương, bao gồm:

+ Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

– Các khoản bổ sung khác, bao gồm:

+ Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;

+ Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

4. Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu của năm 2023

Theo quy định tại điểm 2.6  khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, thì mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động như sau:

  • Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
  • Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
  • Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Như vậy, mức tiền lương tháng đóng BHXH tối thiểu của từng đối tượng hiện nay như sau:

VùngĐiều kiện bình thườngMôi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểmMôi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Công việc giản đơn nhấtCông việc cần trình độ trung cấp, cao đẳng, đại họcCông việc giản đơn nhấtCông việc cần trình độ trung cấp, cao đẳng, đại họcCông việc giản đơn nhấtCông việc cần trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học
I4.680.0005.007.6004.914.0005.257.9805.007.6005.358.132
II4.160.0004.451.2004.368.0004.673.7604.451.2004.762.784
III3.640.0003.894.8003.822.0004.089.5403.894.8004.167.436
IV3.250.0003.477.5003.412.5003.651.3753.477.5003.720.925

5. Tiền lương đóng BHXH bắt buộc tối đa năm 2023

* Tiền lương đóng BHXH bắt buộc tối đa từ 01/01/2023 đến 30/6/2023

Theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP)

Như vậy, lương đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/01/2023 đến ngày 30/6/2023 là 29.800.000 đồng/tháng.

* Tiền lương đóng BHXH bắt buộc tối đa từ 01/7/2023:

Ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1.800.000 triệu đồng/tháng (tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành).

Theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Như vậy, lương đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/7/2023 là 36.000.000 đồng.

Căn cứ pháp lý:

  • Điều 85, 86, 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
  • Điều 44, khoản 2 Điều 92 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
  • Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP.
  • Điều 57, 58 Luật Việc làm 2013.
  • Điều 6, Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 888/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018, Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020, Quyết định 1040/QĐ-BHXH ngày 18/8/2020).
  • Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *