Hướng dẫn báo tăng lao động trên cổng dịch vụ công BHXH

Rate this post

Báo tăng lao động là việc doanh nghiệp thực hiện khai báo với cơ quan Nhà nước mỗi khi có lao động phát sinh thêm lao động làm việc tại công ty. Việc báo tăng giúp cơ quan chức năng kiểm soát được những nghiệp vụ khác liên quan đến lao động. Những việc này bao gồm: thực hiện đóng BHXH, thực hiện tham gia BHXH, căn cứ xác định lao động, tiền lương. Vậy báo tăng lao động được thực hiện như thế nào? Cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

1. Doanh nghiệp phải báo tăng BHXH khi nào?

Theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, báo tăng BHXH được hiểu là khi doanh nghiệp có sự thay đổi thông tin tham gia đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thì cần thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH.

Cụ thể một số trường hợp báo tăng BHXH như sau:

  • Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động.
  • Người lao động đi làm sau khi nghỉ thai sản, nghỉ ốm đi làm lại.
  • Người lao động xin nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên đi làm lại…

2. Thời hạn doanh nghiệp phải thực hiện báo tăng BHXH

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội để báo tăng BHXH.

3. Chậm báo tăng lao động đóng bảo hiểm xã hội bị xử lý như thế nào?

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết HĐLĐ, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng. Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký tham gia BHXH cho cơ quan BHXH.  Đồng thời, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản và tiến hành đăng ký điều chỉnh với cơ quan BHXH. Cụ thể là báo tăng lao động.

Vậy trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tăng lao động tham gia bảo hiểm. Nhưng doanh nghiệp không thực hiện 2 thủ tục trên. Thì doanh nghiệp được xem là chậm báo tăng lao động. Mức phạt khi chậm báo tăng lao động:

Trường hợp doanh nghiệp chậm báo tăng lao động dẫn đến việc chậm đóng, đóng thiếu bảo hiểm cho người lao động sẽ bị coi là vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc.

Theo khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp bị phạt tiền từ 12 – 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng nếu có một trong các hành vi:

  • Chậm đóng BHXH bắt buộc;
  • Đóng BHXH không đủ số người thuộc diện tham gia mà không phải là trốn đóng.

4. Hướng dẫn báo tăng BHXH online qua cổng dịch vụ công BHXH

Đầu tiên cần phải đăng ký giao dịch điện tử và đã được cấp mã đơn vị và tài khoản đăng nhập trực tuyến. Khi đã được cấp tài khoản thực hiện báo tăng BHXH theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản trên cổng dịch vụ công BHXH: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/

Bước 2: Nhập thông tin của người lao động cần tăng mới (có thể có sổ hoặc chưa có sổ trước đây)

Chọn “Quản lý lao động” và chọn dấu “+” để thêm thông tin người lao động

Sau đó nhập đầy đủ thông tin người lao động mới theo hướng dẫn

Bước 3: Chọn “Kê khai hồ sơ”, sau đó chọn vào hồ sơ “Mã thủ tục” 600

Bước 4: Chọn kỳ kê khai

Bước 5: Chọn lao động cần tăng mới

Ấn “Chọn lao động”

Tích chọn vào người lao động cần tăng mới

Bước 6: Ấn “Áp dụng” và điền đầy đủ các thông tin cần thiết

Bước 7: Qua tab “phụ lục hộ gia đình” lấy thông tin trên sổ hộ khẩu để kiểm tra và điền đầy đủ thông tin

Bước 8: Chọn “Kê khai” và nhập mã pin chữ ký số để hoàn tất gửi hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *